Ngày 20-9-2019, Ban Dân vận Tỉnh ủy ban hành Hướng dẫn số 04-HD/BDVTU thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TU, ngày 10-9-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa bí thư các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu chính quyền các cấp với Nhân dân trên địa bàn tỉnh” như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tăng cường củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân.
- Tăng cường công tác nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân, kịp thời phát hiện những bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tinh thần, thái độ phục vụ Nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức; đề xuất lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời những kiến nghị, vướng mắc, vấn đề bức xúc, nổi cộm Nhân dân quan tâm; điều chỉnh, bổ sung những chủ trương, chính sách chưa phù hợp với thực tiễn; phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội.
2. Yêu cầu
- Cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội gắn việc thực hiện dân chủ ở cơ sở với triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15-05-2016 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng chỉnh đốn Đảng; Quy định số 99-QĐ/TW, ngày 03-10-2017 của Ban Bí thư về tiếp tục phát huy vai trò của Nhân dân trong đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
- Về công tác tổ chức tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân: Quá trình tổ chức phải được thực hiện chặt chẽ, khoa học, đúng quy trình, quy định; việc trả lời chất vấn đối thoại phải đảm bảo tính hài hòa, không áp đặt; những kiến nghị, đề xuất được tiếp thu sau đợt tiếp xúc, đối thoại phải được trả lời đẩy đủ công khai, dân chủ, đúng đối tượng.
- Việc triển khai thực hiện các nội dung trên phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, công tác quản lý điều hành của chính quyền, đồng thời phát huy được vai trò giám sát, phản biện của của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
- Các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp tăng cường tổ chức phổ biến, tuyên truyền, quán triệt nội dung Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18-02-1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”; Kết luận 120-KL/TW, ngày 07-01-2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”; các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở .
- Tăng cường đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với việc thực hiện QCDC ở cơ sở; nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không để kẻ xấu xuyên tạc, lợi dụng vấn đề dân chủ để gây rối, làm mất ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
- Các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11, ngày 20-4-2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn”. Cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng, công đoàn tăng cường, phổ biến, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và người lao động trong việc thực hiện QCDC ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thủ trưởng đơn vị, giám đốc các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện nghiêm, đầy đủ các quy định của Chính phủ về QCDC ở cơ sở theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, ngày 09-01-2015 về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 149/2018/NĐ-CP, ngày 07-11-2018 quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ Luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc (thay thế Nghị định số 60/2013/NĐ-CP, ngày 19-6-2013 của Chính phủ).
- Ủy ban nhân dân các cấp chủ động phối hợp với cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quy chế dân chủ ở cơ sở (Ban Dân vận), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thực hiện nghiêm, đúng quy trình, quy định và trình tự các bước thực hiện dân chủ trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi triển khai dự án đầu tư theo Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND, ngày 22-01-2015 của UBND tỉnh, Hướng dẫn số 212/HD-STNMT, ngày 07-3-2016 của Sở Tài Nguyên và Môi trường.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường giám sát chặt chẽ quy trình thực hiện dân chủ khi triển khai các dự án đầu tư liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo Quy định; chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình Nhân dân trước, trong và sau khi thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi triển khai dự án đầu tư trên địa bàn để kịp thời tham mưu, đề xuất cấp ủy, chính quyền xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngay tại cơ sở, tránh tình trạng lợi dụng dân chủ để lối kéo, kích động gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
- Tăng cường rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở các cấp (Thực hiện theo Hướng dẫn số 67-HD/BCĐ, ngày 11-4-2018 của Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh); công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá xếp loại việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở phải được thực hiện thường xuyên (Thực hiện theo Hướng dẫn số 53-HD/BCĐ, ngày 27-7-2017, Công văn số 66-CV/BCĐ, ngày 20-3-2018 của Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh).
2. Việc tổ chức tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân
2.1. Về công tác chuẩn bị
Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền (gồm: Bí thư, Chủ tịch UBND, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị) có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung tiếp xúc, đối thoại định kỳ hoặc đột xuất khi có vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn (theo Quyết định số 1408-QĐ/TU, ngày 25-9-2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy); căn cứ kế hoạch và nhu cầu thực tế để xác định quy mô số lượng, thành phần tham dự, lựa chọn hình thức cho từng lần tiếp xúc, đối thoại; phân công cán bộ, công chức, các cơ quan tham mưu, giúp việc chủ động chuẩn bị các nội dung, tài liệu tiếp xúc, đối thoại (thực hiện theo trình tự quy định tại Điều 7 của Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa bí thư các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu chính quyền các cấp với Nhân dân trên địa bàn tỉnh, được ban hành kèm theo Quyết định số 1408-QĐ/TU, ngày 25-9-2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy).
2.2. Quy trình tiếp xúc, đối thoại
a) Về công tác tổ chức (đại diện văn phòng, hoặc cá nhân được phân công thực hiện).
- Giới thiệu đại biểu, thành phần tham dự, nội dung chương trình, nội quy của buổi tiếp xúc, đối thoại.
- Giới thiệu thành phần chủ trì buổi tiếp xúc, đối thoại.
b) Về nội dung buổi tiếp xúc, đối thoại
- Người chủ trì trực tiếp hoặc cử đại diện thông báo về những nội dung tiếp xúc, đối thoại; báo cáo những vấn đề mà dư luận xã hội và Nhân dân quan tâm; báo cáo kết quả giải quyết những đề xuất, kiến nghị của Nhân dân tại buổi tiếp xúc, đối thoại trước đó (nêu rõ những nội dung công việc đã thực hiện hoặc chưa (không) thực hiện (nêu rõ lý do)).
c) Nhân dân phát biểu ý kiến
Chủ trì, đại biểu, các thành phần tham dự tổng hợp các ý kiến kiến nghị, đề xuất của Nhân dân và chuẩn bị nội dung trả lời.
d) Trả lời ý kiến phát biểu của Nhân dân
Người chủ trì buổi tiếp xúc, đối thoại trực tiếp trả lời hoặc phân công đại diện lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị trả lời, giải trình những nội dung liên quan đến ý kiến, kiến nghị của nhân dân nêu ra thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị mình, hoặc xin tiếp thu trả lời bằng văn bản.
e) Nhân dân tiếp tục trao đổi, phát biểu ý kiến (nếu có)
f) Kết luận
Người chủ trì kết luận lại những nội dung đã trao đổi, đối thoại với Nhân dân (cần kết luận rõ được những nội dung đã được trả lời; những nội dung nêu ra tại buổi tiếp xúc, đối thoại chưa được trả lời, xin tiếp thu; chỉ đạo các cơ quan liên quan có trách nhiệm trả lời, thời hạn trả lời công khai với nhân dân).
2.3. Công tác xử lý sau tiếp xúc, đối thoại (Thực hiện theo Điều 9 của Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa bí thư các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu chính quyền các cấp với Nhân dân trên địa bàn tỉnh, được ban hành kèm theo Quyết định số 1408-QĐ/TU, ngày 25-9-2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy).
- Việc hoàn thiện hồ sơ của các buổi tiếp xúc, đối thoại gồm: Các tài liệu có liên quan trước, trong và sau cuộc tiếp xúc, đối thoại; lưu trữ theo quy định về chế độ văn thư, lưu trữ hiện hành (theo từng buổi tiếp xúc, đối thoại trong năm) gồm có: Kế hoạch tổ chức đối thoại với Nhân dân hằng năm; văn bản (thông báo, công văn, giấy mời) triệu tập tiếp xúc, đối thoại; nội quy, chương trình tiếp xúc, đối thoại; bài phát biểu khai mạc, bế mạc (nếu có); báo cáo những vấn đề mà dư luận xã hội và Nhân dân quan tâm; báo cáo kết quả giải quyết những kiến nghị, đề xuất của Nhân dân tại buổi tiếp xúc, đối thoại trước; thông báo kết luận của chủ trì sau buổi tiếp xúc, đối thoại; biên bản tiếp xúc, đối thoại; các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
- Kịp thời giải quyết hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề người dân bức xúc, những nội dung phản ánh, kiến nghị của người dân (nếu có).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, căn cứ vào các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Quyết định 1408-QĐ/TU, ngày 25-9-2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và hướng dẫn này để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Hằng năm thực hiện chế độ thông tin, báo cáo (đề nghị bổ sung thêm một mục: công tác tổ chức tiếp xúc, đối thoại vào báo cáo việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở hằng năm) theo quy định về Ban Dân vận Tỉnh uỷ để tổng hợp, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
(Tổng hợp)