23:17 ICT Thứ bảy, 27/07/2024
TIẾP TỤC NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC; KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ MỌI NGUỒN LỰC; XÂY DỰNG TỈNH KON TUM ỔN ĐỊNH, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Trang nhất » Nội dung » Bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp

Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV

Thứ ba - 05/11/2019 08:43
Theo Chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, trong tuần làm việc thứ hai của Kỳ họp (từ 28/10/2019 - 01/11/2019), Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến đối với 05 dự án Luật, 01 Nghị quyết, 01 Đề án và các vấn đề quan trọng của đất nước.
 

Ảnh: Đại biểu Tô Văn Tám phát biểu trong phiên thảo luận tại Hội trường
 
Tại các phiên thảo luận tại hội trường: các vị ĐBQH trong  Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum có 03 lượt phát biểu với 10 ý kiến tham gia như sau:

Đối với dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi): (1) Đề nghị bổ sung đối tượng là “Lao động duy nhất trong cận hộ nghèo” được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình vì khi đối tượng này tham gia nghĩa vụ sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình, gia đình sẽ khó có điều kiện thoát nghèo và tiềm ẩn nguy cơ chuyển xuống hộ nghèo. (2) Đề nghị bỏ chức năng, nhiệm vụ của Thôn đội trưởng  là “tham mưu và tổ chức thực hiện công tác quốc phòng, quân sự ở thôn” vì thôn không phải là cấp chính quyền và nhiệm vụ này đã do Ban chỉ huy cấp xã thực hiện, nên quy định thôn đội trưởng chỉ có nhiệm vụ “quản lý, chỉ huy trực tiếp dân quân thuộc quyền; phối hợp thực hiện chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng”. (3) Đề nghị bổ sung quy định nhiệm vụ của Chỉ huy trưởng quân sự của cơ quan, tổ chức chưa có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc thực hiện công tác quốc phòng (các Điều 17; 19; 21); (4) Đề nghị xem xét lại quy định giao cho “cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng chương trình, hướng dẫn về đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã trình độ trung cấp, cao đẳng ngành quân sự cơ sở” (điểm d, khoản 2, điều 43), vì các cơ sở này không có chức năng, nhiệm vụ có năng lực thực hiện. Đề nghị giao nhiệm vụ này cho các trường Quân sự địa phương thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện.

Đối với Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam: (1) Đề nghị bổ sung đối tượng Chủ tịch UBMTTQVN cấp tỉnh là đối tượng cấp Hộ chiếu ngoại giao. (2) đề nghị sửa đổi khoản 7 Điều 36 theo hướng “Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm pháp luật và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn” thì bị cấm xuất cảnh chứ không cần phải “vi phạm đặc biệt nghiêm trọng” như dự thảo. (3) Đề nghị quy định hành vi bị nghiêm cấm (khoản 1 Điều 4) theo hướng nghiêm cấm tất cả các hành vi  “cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh’ chứ không chỉ có trường hợp cố ý theo dự thảo luật.

Đối với kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước: (1) Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt mức nhanh và cao so với các nước trong khu vực, tăng trưởng GDP trong 9 tháng tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong 9 năm gần đây (năm 2018: 6,96%; năm 2017: 6,41%; năm 2016: 5,99%; năm 2015: 6,53%...). Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững đó là: tăng trưởng GDP chủ yếu vẫn dựa vào ngành nghề lao động giá rẻ trong doanh nghiệp FDI, xuất khẩu tài nguyên, xuất khẩu nông sản; năng suất, chất lượng lao động còn thấp Vì vậy, đề nghị có giải pháp nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng nguồn ngân lực đáp ứng nhu cầu các ngành nghề đòi hỏi tay nghề cao hơn, đồng thời đổi mới sang tạo, khát vọng vươn lên. (2) Năm 2019, công tác PCTN đã có thêm những bước tiến mạnh với nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, đạt được kết quả tích cực, rõ rệt; tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm. Tuy nhiên, công tác lãng phí còn nhiều tồn tại gây bức xúc trong các lĩnh vực về: đầu tư công kém hiệu quả; quản lý, sử dụng đất đai còn thất thoát, lãng phí; Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các hộ dân có đất bị thu hồi để triển khai các dự án phát triển kinh tế xã hội còn nhiều bất cập như giá đất bồi thường thấp; Đánh giá cao kết quả bước đầu việc xử lý 12 dự án yếu kém ngành Công thương, đồng thời đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổng rà soát các dự án đầu tư kém hiệu quả, không hiệu quả trong cả nước để xử lý trong đó có việc quy trách nhiệm cá nhân rõ ràng, siết chặt quản lý đầu tư công và quản lý đất đai trong tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư, quá trình thu hồi đất. Đề nghị Chính phủ có quyết định như Quyết định 205 của Bộ Chính trị để kiểm soát quyền lực trong quản lý đầu tư công và quản lý đất đai. (3) Đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét, quyết định chủ trương cho tỉnh Kon Tum thực hiện phương án thí điểm trồng cây Sâm Ngọc linh và cây Dược liệu dưới tán rừng đặc dụng kết hợp với bảo vệ rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Tại các phiên thảo luận ở tổ: Các vị ĐBQH trong  Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum có 02 lượt phát biểu với 03 ý kiến tham gia như sau:

Đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội: Đề nghị cần làm rõ địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân của Đoàn đại biểu Quốc hội theo hướng là tổ chức của Quốc hội ở địa phương.

Đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ: (1) Thống nhất sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ để tạo cơ sở pháp lý trong việc xử lý hình sự đối với hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép và chiếm đoạt vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí quân dụng. (2) Để khắc phục triệt để những vướng mắc, bất cập, bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật thì cần đồng thời xem xét sửa đổi, bổ sung đối với các trường hợp cần nổ sung trình quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này hoặc Kỳ họp thứ 9.
(Sưu tầm)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
HỒ CHÍ MINH - CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP



Liên kết website