18:46 ICT Thứ bảy, 27/07/2024
TIẾP TỤC NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC; KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ MỌI NGUỒN LỰC; XÂY DỰNG TỈNH KON TUM ỔN ĐỊNH, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Trang nhất » Nội dung » Hoạt động các ban Xây dựng Đảng » Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Chức năng. nhiệm vụ. tổ chức bộ máy của cơ quan Ủy Ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Thứ hai - 28/03/2016 14:08
- Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;
        - Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”;
        - Căn cứ Quy định số 04-QĐi/TW, ngày 25-7-2018 của Ban Bí thư “chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy”;
        - Căn cứ Quy chế làm việc của Tỉnh uỷ;
        Ban Thường vụ Tỉnh ủy quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy như sau:
        Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nguyên tắc tổ chức
        1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
        Quy định này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
        2. Nguyên tắc tổ chức
        - Bảo đảm tham mưu, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Tỉnh ủy; bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; mô hình và quy mô tổ chức bộ máy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Các công việc về hành chính nội bộ (nếu cần) của cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy do lãnh đạo cơ quan phân công kiêm nhiệm phù hợp với tình hình cụ thể.
        - Tối thiểu có 05 người mới lập một đầu mối (phòng và tương đương) trực thuộc cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy. Phòng có dưới 10 người được bố trí trưởng phòng và 01 phó trưởng phòng; có từ 10 người trở lên được bố trí không quá 02 phó trưởng phòng.
        Điều 2. Trách nhiệm, quyền hạn và tiêu chuẩn chức danh, cơ cấu cán bộ, công chức
        1. Trách nhiệm, quyền hạn
        - Chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy trong tham mưu, đề xuất cho cấp ủy và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
        - Được yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy báo cáo, cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình.
        - Được cử cán bộ dự các cuộc họp, hội nghị của cấp ủy trực thuộc, các sở, ban, ngành, đảng đoàn, ban cán sự đảng, các cơ quan liên quan bàn về nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn do cơ quan mình phụ trách.
        - Thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm quyền của chủ thể kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điểm 1.2.1, Khoản 1.2, Mục 1, Phần I Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26-7-2016 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.
        2. Tiêu chuẩn chức danh, cơ cấu cán bộ, công chức
        - Về tiêu chuẩn chức danh: Việc xác định tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức do cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xây dựng, Ban Tổ chức Tỉnh ủy thẩm định và Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ theo quy định.
        - Về cơ cấu cán bộ, công chức: Bảo đảm  cơ cấu cán bộ, công chức hợp lý để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy trên cơ sở vị trí việc làm của đơn vị.
        Điều 3. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế
        1. Chức năng
        1.1- Là cơ quan tham mưu, giúp việc Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng trong Đảng bộ tỉnh theo quy định của Điều lệ Đảng; thực hiện các nhiệm vụ do Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao.
        1.2- Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng của Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
        2. Nhiệm vụ
        2.1- Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện
        a) Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy được quy định trong Điều lệ Đảng, quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hằng năm do Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy quyết định.
        b) Chủ trì, phối hợp tham mưu xây dựng và triển khai tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy trong nhiệm kỳ và hằng năm theo quy định của Điều lệ Đảng; chuẩn bị các vụ việc kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, các đề án về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xem xét, quyết định theo thẩm quyền; các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy.
        c) Nghiên cứu, đề xuất Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên theo quy định tại Điều 30 và Điều 32, Điều lệ Đảng; thực hiện trách nhiệm, thẩm quyền trong công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định của Bộ Chính trị.
        d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy đề xuất Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thành lập đoàn kiểm tra giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng; xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
        đ) Đề xuất ý kiến đóng góp vào sự lãnh đạo, chỉ đạo chung của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng trong Đảng bộ.
        e) Thực hiện thông tin tuyên truyền về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng; giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng.
        g) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng của Ủy ban Kiểm tra và cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy. Thực hiện việc thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Trung ương theo quy định.
        2.2- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
        a) Giúp Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và đảng viên trong Đảng bộ tỉnh thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; giúp Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng cho tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp ủy trực thuộc và các cơ quan tham mưu, giúp việc cùng cấp; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra đảng.
        b) Kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp dưới. Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra theo Điều lệ Đảng quy định; quy chế làm việc, chương trình công tác kiểm tra, giám sát hằng năm.
        2.3- Thẩm định, thẩm tra
        Thẩm định đề án, văn bản của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh về những nội dung liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng khi có yêu cầu.
        2.4- Phối hợp
        a) Với các cơ quan liên quan trong xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng.
        b) Với Văn phòng Tỉnh ủy giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
        c) Với Ban Tổ chức Tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; tham gia ý kiến về các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức do cơ quan chức năng đề nghị khen thưởng theo phân cấp.
        2.5- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy giao.
        3. Tổ chức bộ máy
        3.1- Lãnh đạo cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, gồm: Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy. Số lượng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy từ 02-03 người.
        Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy là thủ trưởng cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy là Phó thủ trưởng cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
        3.2- Các đầu mối trực thuộc, gồm 04 phòng chuyên môn:
        - Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ I;
        - Phòng Nghiệp vụ II;
        - Phòng Nghiệp vụ III;
        - Phòng Nghiệp vụ IV.
        4. Biên chế:
        Biên chế cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy không quá 24 người.
        Điều 4. Mối quan hệ công tác
        1. Đối với Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy và cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương
        - Chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo về mọi mặt của Tỉnh ủy, trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy; thực hiện chế độ báo cáo, tham mưu đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy các vấn đề thuộc trách nhiệm, lĩnh vực được phân công.
        - Chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo đối với cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương theo quy định.
        2. Đối với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh
        Quan hệ giữa cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh là quan hệ phối hợp.
        Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội nghiên cứu, triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy; hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
        3. Đối với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh
        Quan hệ giữa cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh là quan hệ phối hợp.
        - Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh để triển khai thực hiện nhiệm vụ tham mưu thuộc lĩnh vực của mình có liên quan đến công tác quản lý nhà nước; Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh tạo điều kiện, hỗ trợ để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
        - Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh bàn về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, thì đại diện lãnh đạo cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy được mời dự, tham gia ý kiến. Những nội dung cần thiết, lãnh đạo cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy làm việc trực tiếp với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh để phối hợp thực hiện nhiệm vụ của mỗi bên.
        4. Đối cấp ủy và các ban tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp dưới
        - Quan hệ giữa cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy với cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy là quan hệ phối hợp, trao đổi, hướng dẫn trong việc thực hiện công tác chuyên môn, tổ chức và cán bộ theo phân cấp.
        - Quan hệ giữa cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy với các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy trực thuộc Tỉnh ủy là quan hệ hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
        Điều 5. Điều khoản thi hành
        1. Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quy định số 1174-QĐ/TU, ngày 28-02-2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
        2. Căn cứ Quy định này, cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xây dựng Quy chế làm việc; quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các đầu mối trực thuộc theo đúng quy định.
        3. Giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định.

Những tin mới hơn