23:08 ICT Thứ bảy, 27/07/2024
TIẾP TỤC NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC; KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ MỌI NGUỒN LỰC; XÂY DỰNG TỈNH KON TUM ỔN ĐỊNH, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG



Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 18

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 15


Hôm nayHôm nay : 2821

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 89409

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1064175

Trang nhất » Nội dung » Hoạt động các ban Xây dựng Đảng » Văn phòng Tỉnh ủy

Chức năng. nhiệm vụ. tổ chức bộ máy của Văn phòng Tỉnh ủy

Thứ hai - 28/03/2016 14:04
- Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”;
- Căn cứ Quy định số 04-QĐi/TW, ngày 25-7-2018 của Ban Bí thư “chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy”;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Tỉnh uỷ;
Ban Thường vụ Tỉnh ủy quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Văn phòng Tỉnh ủy như sau:
        Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nguyên tắc tổ chức
        1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
        Quy định này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Văn phòng Tỉnh ủy.
        2. Nguyên tắc tổ chức
        - Bảo đảm tham mưu, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Tỉnh ủy; bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; mô hình và quy mô tổ chức bộ máy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Thực hiện thống nhất Văn phòng Tỉnh ủy phục vụ chung các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy.
        - Tối thiểu có 05 người mới lập một đầu mối (phòng và tương đương) trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy. Phòng có dưới 10 người được bố trí trưởng phòng và 01 phó trưởng phòng; có từ 10 người trở lên được bố trí không quá 02 phó trưởng phòng.
        Điều 2. Trách nhiệm, quyền hạn và tiêu chuẩn chức danh, cơ cấu cán bộ, công chức
        1. Trách nhiệm, quyền hạn
        - Chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy trong tham mưu, đề xuất cho cấp ủy và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
        - Được yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy báo cáo, cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình.
        - Được cử cán bộ dự các cuộc họp, hội nghị của cấp ủy trực thuộc, các sở, ban, ngành, đảng đoàn, ban cán sự đảng, các cơ quan liên quan bàn về nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn do cơ quan mình phụ trách.
        - Thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm quyền của chủ thể kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điểm 1.2.1, Khoản 1.2, Mục 1, Phần I Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26-7-2016 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.
        2. Tiêu chuẩn chức danh, cơ cấu cán bộ, công chức
        - Về tiêu chuẩn chức danh: Việc xác định tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức do Văn phòng Tỉnh ủy Tỉnh ủy xây dựng, Ban Tổ chức Tỉnh ủy thẩm định và Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ theo quy định.
        - Về cơ cấu cán bộ, công chức: Bố trí cán bộ, công chức, viên chức hợp lý, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm của Văn phòng Tỉnh ủy.
        Điều 3. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế
1. Chức năng
1.1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh uỷ mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh uỷ trong tổ chức, điều hành công việc, lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc; phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, thẩm định đề xuất chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, tài sản của Đảng bộ; là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ; là đầu mối giúp Thường trực Tỉnh uỷ xử lý công việc hằng ngày.
1.2. Là đại diện chủ sở hữu tài sản của Tỉnh uỷ; trực tiếp quản lý tài chính, tài sản của Tỉnh uỷ và các đơn vị dự toán trực thuộc; bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện và tổ chức phục vụ cho hoạt động của Tỉnh uỷ và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh uỷ.
2. Nhiệm vụ
2.1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện
a) Nghiên cứu, đề xuất và giúp Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh uỷ tổ chức thực hiện chương trình công tác; xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế làm việc; sắp xếp chương trình công tác của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, các Phó Bí thư Tỉnh ủy và một số hoạt động của các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ theo quy chế làm việc và chương trình công tác; thực hiện công tác đối ngoại của Tỉnh uỷ; phối hợp và điều hoà hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh uỷ. Chủ trì, phối hợp tham mưu và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính trong Đảng.
b) Tổng hợp tình hình tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Trung ương, của Tỉnh uỷ và hoạt động của các cấp uỷ, đảng đoàn, ban cán sự đảng, các cơ quan thuộc Tỉnh uỷ. Thông báo ý kiến kết luận, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh uỷ, Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện. Theo dõi, đôn đốc các tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh uỷ, các cơ quan liên quan thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định. Thực hiện công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ; chế độ cung cấp thông tin cho các đồng chí Tỉnh ủy viên và các tổ chức. Giúp Tỉnh uỷ thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất.
c) Tiếp nhận, phát hành và quản lý các tài liệu, văn bản đến và đi của Tỉnh uỷ; quản lý, khai thác mạng cơ yếu của Tỉnh uỷ. Tổ chức quản lý, khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin, bảo vệ mạng thông tin diện rộng của Đảng bộ.
d) Quản lý, tổ chức khai thác tài liệu Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam thuộc thẩm quyền thu thập của lưu trữ lịch sử Đảng bộ tỉnh, bao gồm tài liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội.
đ) Trực tiếp quản lý tài chính, tài sản, chi tiêu ngân sách đảng; hành chính, quản trị, tài vụ phục vụ hoạt động của cấp uỷ và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh uỷ. Thực hiện thẩm tra quyết toán tài chính ngân sách đảng của các đơn vị dự toán trực thuộc. Bảo đảm điều kiện vật chất, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động của Tỉnh uỷ và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh uỷ; đồng thời, bảo đảm tài chính và cơ sở vật chất khác cho các cơ quan trực thuộc Tỉnh uỷ theo phân công, phân cấp.
e) Tham gia tổ chức, phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh; chủ trì phục vụ hội nghị Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và các hội nghị do Thường trực Tỉnh uỷ triệu tập, các cuộc làm việc của Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh uỷ.
g) Sơ kết, tổng kết công tác văn phòng cấp uỷ.
2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
a) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng, công tác tài chính, quản lý tài sản của Đảng cho các tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh uỷ và văn phòng cấp uỷ cấp dưới; nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, đoàn thể chính trị - xã hội theo quy định của pháp luật về lưu trữ, các quy định của Ban Bí thư và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng; công nghệ thông tin, nghiệp vụ công tác cơ yếu cho văn phòng cấp uỷ cấp dưới và các cơ quan đảng thuộc Tỉnh uỷ.
b) Thực hiện kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ văn phòng ở các đảng bộ và tổ chức trực thuộc Tỉnh uỷ; kiểm tra, giám sát công tác tài chính - kế toán đối với các đơn vị dự toán trực thuộc và các huyện ủy, thành ủy.
c) Chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ và các cơ quan liên quan giúp Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của Tỉnh uỷ.
2.3. Thẩm định, thẩm tra
a) Đề án, văn bản của các cơ quan, tổ chức trước khi trình Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh uỷ về: Yêu cầu, phạm vi, quy trình, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản.
b) Nội dung đề án, văn bản thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại và các lĩnh vực khác theo sự phân công của Thường trực Tỉnh uỷ trước khi trình Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ.
2.4. Phối hợp
a) Với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; tham gia ý kiến với cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hoá chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
b) Với các cơ quan liên quan xây dựng một số đề án, văn bản, chương trình hành động do Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ giao; biên tập hoặc thẩm định văn bản trước khi Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ ban hành.
c) Với Ban Tổ chức Tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Tỉnh uỷ theo phân cấp.
d) Với các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh uỷ, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ để tham mưu giúp Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết định, kết luận của Trung ương và của Tỉnh uỷ về công tác xây dựng Đảng; về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; việc thực hiện chủ trương, chế độ, nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản của Tỉnh uỷ.
đ) Với cơ quan chức năng nhà nước trong việc quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện dự án cho các cơ quan đảng theo quy định của pháp luật.
e) Với Ban Nội chính Tỉnh uỷ giúp Thường trực Tỉnh uỷ tổ chức tiếp công dân.
2.5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ giao.
3. Tổ chức bộ máy
3.1. Lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, gồm: Chánh Văn phòng và các Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy. Số lượng Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy không quá 03 người.
3.2. Các đầu mối trực thuộc, gồm 06 phòng chuyên môn:
- Phòng Tổng hợp.
- Phòng Tài chính Đảng.
- Phòng Cơ yếu-Công nghệ thông tin.
- Phòng Lưu trữ.
- Phòng Hành chính.
- Phòng Quản trị.
4. Biên chế: Biên chế của Văn phòng Tỉnh ủy không quá 55 người.
Điều 4. Mối quan hệ công tác
1. Quan hệ với Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy và Văn phòng Trung ương Đảng
- Chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo về mọi mặt của Tỉnh ủy, trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy; thực hiện chế độ báo cáo, tham mưu đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy các vấn đề thuộc trách nhiệm, lĩnh vực được phân công.
- Chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo đối với Văn phòng Trung ương Đảng theo quy định.
2. Đối với các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh uỷ và Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh
Quan hệ giữa Văn phòng Tỉnh ủy với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh uỷ và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh là quan hệ phối hợp.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, Văn phòng Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh uỷ và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội nghiên cứu, triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Trung ương, của Tỉnh uỷ; hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Đối với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân tỉnh
Quan hệ giữa Văn phòng Tỉnh ủy với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh là quan hệ phối hợp.
- Văn phòng Tỉnh ủy phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh để triển khai thực hiện nhiệm vụ tham mưu thuộc lĩnh vực có liên quan đến công tác quản lý nhà nước; Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh tạo điều kiện, hỗ trợ để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân tỉnh bàn về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của Văn phòng Tỉnh ủy, thì đại diện lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy được mời dự, tham gia ý kiến. Những nội dung cần thiết, lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy làm việc trực tiếp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân tỉnh để phối hợp thực hiện nhiệm vụ của mỗi bên.
4. Đối với cấp uỷ và các ban tham mưu, giúp việc của cấp uỷ cấp dưới
- Quan hệ giữa Văn phòng Tỉnh ủy với cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy là quan hệ phối hợp, trao đổi, hướng dẫn, góp ý trong thực hiện về công tác chuyên môn theo phân cấp.
- Quan hệ giữa Văn phòng Tỉnh ủy với các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cấp ủy trực thuộc Tỉnh ủy là quan hệ hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Điều 5. Điều khoản thi hành
1. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quy định số: 1175-QĐ/TU, ngày 28-02-2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng Tỉnh ủy.
2. Căn cứ Quy định này, Văn phòng Tỉnh ủy xây dựng Quy chế làm việc; quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các đầu mối trực thuộc theo đúng quy định.
3. Giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định.

Những tin mới hơn

 
HỒ CHÍ MINH - CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP



Liên kết website